Tóm tắt Dòng thời gian của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Các đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng tại Việt Nam theo Bộ Y tế[1] ()
Đợt dịchThời gianĐỉnh dịchSố ngàySố tỉnh thànhSố ca cộng đồngSố ca tử vongMô tả
1
23/1–16/4/20
30/3/20
85
13
100
0
Ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM, là ca nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc).
2
25/7–1/12/20
31/7/20
129
15
554
35
Diễn ra cao điểm trong 36 ngày (từ 25.7.2020 - 29.8.2020) tại Đà Nẵng, ca bệnh chỉ điểm là một bệnh nhân của Bệnh viện C Đà Nẵng, chưa rõ nguồn lây.
3
28/1–25/3/21
31/1/21
57
13
910
0
Bùng phát tại Hải Dương từ một người xuất khẩu lao động được phát hiện dương tính khi nhập cảnh Nhật Bản, cũng chưa rõ nguồn lây. Đợt dịch này chủ yếu tại ổ dịch Hải Dương (726 ca, chiếm gần 80% tổng số ca bệnh).
4
27/4/21–nay
Chưa rõ
26+
30+
2100+
7+
Đợt dịch đang diễn ra, lây lan ở nhiều tỉnh thành, với tốc độ mạnh hơn, phạm vi rộng hơn, đỉnh dịch có vẻ dài hơn và tấn công nhiều BV hơn, chủng vi rút lây lan nhanh hơn.
Bản đồ các tỉnh và thành phố theo số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận (tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2021):
  1-9
  10-99
  100-299
  trên 300

2020

16 ca bệnh đầu tiên
  • Ngày 23 tháng 1, Việt Nam chính thức bước vào cuộc chiến chống Covid-19. Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xác nhận 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc
  • Ngày 1 tháng 2, một người phụ nữ 25 tuổi được xác định nhiễm virus corona tại tỉnh Khánh Hòa. Cô đã tiếp xúc với một nhân viên tiếp tân và có liên quan đến 2 cha con người Trung Quốc.[2] Đây là trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam.[3]
  • Ngày 12 tháng 2, tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi (thuộc huyện Bình Xuyên).[4]
Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài
  • Ngày 6 tháng 3, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên, và là bệnh nhân thứ 17 tại Việt Nam.
  • Ngày 10 tháng 3, xuất hiện bệnh nhân "siêu lây nhiễm" tại Bình Thuận - bệnh nhân thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ về đáp tại sân bay Tân Sơn Nhất rồi đi xe riêng về Phan Thiết, lây nhiễm cho 11 người khác.
  • Ngày 17 tháng 3, Việt Nam tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh.
Nguy cơ lây lan trong cộng đồng
  • Ngày 20 tháng 3, Bộ Y tế thông báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai nhiễm Covid-19, lần lượt là bệnh nhân thứ 86 và 87 tại Việt Nam.
  • Ngày 21 tháng 3, Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh khách nước ngoài.
  • Từ 00h00 ngày 1 tháng 4 năm 2020, cách ly xã hội trên phạm vi cả nước trong vòng 15 ngày để phòng chống COVID-19.
  • Ngày 15 tháng 4, việc cách ly xã hội được kéo dài với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành có nguy cơ cao.
  • Từ ngày 23 tháng 4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội nhưng vẫn tiếp tục đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch.
  • Ngày 25 tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị 19 nhằm tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Tái phát hiện ca nhiễm lây lan trong cộng đồng
  • Ngày 25 tháng 7, Bộ Y tế thông báo bệnh nhân thứ 416, phát hiện tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây nhiễm. Bệnh viện C Đà Nẵng được phong tỏa.
  • Ngày 26 tháng 7, Bộ Y tế thông báo bệnh nhân thứ 418. Bệnh viện Đà Nẵng được phong tỏa.
  • Ngày 27 tháng 7, xác nhận thêm 11 bệnh nhân tại Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng khởi động giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 28 tháng 7.
  • Từ ngày 31 tháng 7, Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca tử vong đầu tiên.
Chống dịch dài hơi cùng phát triển kinh tế - xã hội
  • Từ ngày 7 tháng 9, dịch bệnh tiếp tục kiểm soát tốt, hoạt động của máy bay, tàu lửa, ô tô đi, đến Đà Nẵng được khôi phục.[5]
  • Từ ngày 11 tháng 9, Đà Nẵng nới lỏng cách ly xã hội .[6]
  • Ngày 15 tháng 9, chính thức nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế.[7]
  • Ngày 24 tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra Công điện 1300 tháng CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân.[8]

2021

  • Ngày 2 tháng 1, Việt Nam ghi nhận một trường hợp có biến thể SARS-CoV-2 từ Anh ở một bệnh nhân nữ 45 tuổi.[9]
  • Ngày 28 tháng 1, Hải Dương giãn cách xã hội từ 12h trưa sau khi có 72 ca nhiễm cộng đồng,[10] kết thúc 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng ở Việt Nam.[11]
  • Ngày 8 tháng 3, việc tiêm vaccine COVID-19 được bắt đầu.[12]
  • Ngày 27 tháng 4, Việt Nam xác nhận một ca nhiễm cộng đồng là BN 2857, một lễ tân khách sạn bị lây từ các chuyên gia người Ấn Độ.[13] Cuối tháng 4, xuất hiện các chuỗi lây nhiễm COVID-19 từ người cách ly,[14] khiến Việt Nam tăng cường trở lại mức độ phòng chống dịch bệnh.
  • Ngày 7 tháng 5, Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốc phản vệ sau khi tiêm loại vaccine ngừa Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên ghi nhận trên 600.000 người đã được đánh giá sau khi tiêm vaccine.[15]
  • Chiều ngày 15 tháng 5, Bộ Y tế công bố ca bệnh tử vong thứ 36 của Việt Nam là ca bệnh 3839 ở Bắc Ninh.
  • Sáng ngày 17 tháng 5, Bộ Y tế công bố ca bệnh tử vong thứ 37 của Việt Nam là ca bệnh 3055 ở Bắc Ninh.
  • Ngày 20 tháng 5, Bộ Y tế công bố thêm 3 ca bệnh 3197, 3554 và 3028 tử vong đều ở Hà Nội.
  • Ngày 21 tháng 5, Bộ Y tế công bố ca bệnh tử vong thứ 41 của Việt Nam là ca bệnh 3653 ở Đà Nẵng.
  • Ngày 23 tháng 5, Bộ Y tế công bố ca bệnh tử vong thứ 42 của Việt Nam là ca bệnh 3022 ở Hà Nội.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dòng thời gian của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam https://vnexpress.net/chien-dich-tiem-chung-lon-nh... https://vnexpress.net/da-nang-ngay-dau-noi-long-ca... https://vnexpress.net/dich-viem-phoi-corona/ca-thu... https://vnexpress.net/hai-duong-gian-cach-xa-hoi-t... https://vnexpress.net/mot-nguoi-da-nang-mot-nguoi-... https://vnexpress.net/mot-nhan-vien-khach-san-yen-... https://vnexpress.net/mot-nhan-vien-y-te-tu-vong-s... https://vnexpress.net/them-14-ca-nhiem-o-hai-phong... https://web.archive.org/web/20200201121402/https:/... https://web.archive.org/web/20200201155123/https:/...